Nhổ răng khôn cho các mẹ đang cho con bú – Nha Khoa Ngọc Thái Bình

Vấn đề về mẹ đang cho con bú cần nhổ răng khôn
Nếu đang cho con bú có nên (có được) nhổ răng khôn hay không?
1/ Chỉ định : Nếu có vấn để thì nên nhổ, chỉ là trong giai đoạn đặc biệt (cho con bú), việc lựa chọn thời điểm nhổ răng chỉ mang tính chất tương đối, cân nhắc nặng nhẹ giữa cái lợi và cái hại ở thời điểm đó mà thôi. Ví dụ : vấn đề viêm nhiễm do lợi trùm lặp lại nhiều lần, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và sức khoẻ khiến bạn chăm bé không tốt, hoặc triệu chứng dang dần nặng hơn và có xu hướng lây lan… thì nên cân nhắc việc nhổ sớm, tuỳ nhu cầu và tình trạng cấp hay không.
2/ Những gì cần chuẩn bị :
– Về thời gian : Không ai có thể đoán trước răng của bạn sẽ tiến triển xấu đi bất kì lúc nào, kể cả bác sĩ khám cho bạn. Nên bạn phải là người chủ động sắp xếp thời gian.
– Về sức khoẻ : Trước khi làm thủ thuật, việc ăn uống nghỉ ngơi và chuẩn bị thể trạng tốt, tinh thần tốt sẽ giúp cả bạn và bé vượt qua khó khăn trong giai đoạn này, việc lành thương cũng sẽ nhanh và tốt hơn khi bạn có sự chuẩn bị.
– Về bé : Cho dù đã có chuẩn bị nhưng vẫn tiềm ẩn một số rủi ro sau thủ thuật sẽ cần uống thuốc – thuốc này sẽ được cân nhắc trong phạm vi an toàn cho mẹ và bé (hoặc có trường hợp phải dùng thuốc dược lực mạnh hay liều cao, điều đó là bắt buộc nếu chuyển biến xấu đi), sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sữa cho bé. Cách tốt nhất là mẹ phải tập cho bé dùng sữa ngoài (hoặc sữa trữ) trong những ngày này. Tất cả đều có thể tập, và em bé thường có tính thích nghi nhanh hơn người lớn (điều đó cũng tương tự cho trường hợp các bé được phụ huynh đưa đến phòng khám với tình trạng đa sâu răng do bú bình, ngậm thức ăn, ti đêm… tất cả đều có thể tập nhằm thay đổi thói quen nếu bố mẹ muốn điều tốt cho con – và tất nhiên là liên quan đến thói quen, các bác sĩ nha khoa không thể can thiệp).
– Trữ sữa bao nhiêu ngày là đủ : Nếu răng của bạn khó nhổ và viêm nhiễm nhiều, thuốc cho mẹ tầm 3-4 ngày kháng sinh, 3 ngày cho kháng viêm, giảm đau và dạ dày (nếu cần). Nếu vấn đề răng của bạn không quá phức tạp thì thường cho 5 ngày thuốc (Thuốc ít đào thải qua sữa và sau 6h đào thải hoàn toàn khỏi cơ thể) nên có thể bạn sẽ không cần phải dự trữ sữa từ trước
– Lựa chọn kĩ thuật cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Do đặc trưng của mẹ chăm bé rất nhạy cảm về tình trạng sau thủ thuật : việc đau đớn hay sinh hoạt bất thường đều gây anh hưởng đến mẹ và bé. Nên bác sĩ khuyên các mẹ lựa chọn loại hình nhổ răng khôn ít xâm lấn, càng ít gây tổn thương nướu và xương quanh răng khôn tối thiểu, thì sưng đau sau đó càng giảm nhẹ. Bạn nên tìm hiểu phương pháp nhổ răng khôn không sang chấn và ghép huyết tương giàu tiểu cầu, hầu hết các bệnh nhân đều có thể sinh hoạt bình thường trong ngày (ưu điểm gián tiếp là một số loại thuốc sẽ rút ngắn thời gian sử dụng, bé cũng sẽ giảm thời gian bú ngoài).







    Ý KIẾN bình luận