Răng giả tháo lắp là gì? Cấu tạo, quy trình thực hiện và lưu ý sử dụng

Răng giả tháo lắp có thể sử dụng trong trường hợp bị mất một răng, nhiều răng hoặc mất răng cả hàm.
Răng giả tháo lắp là một trong những phương pháp phục hình răng phổ biến hiện nay. Mặc dù có mức chi phí thực hiện tiết kiệm, thế nhưng phương pháp này lại không được đánh giá tốt về độ bền, khả năng ăn nhai và nhiều yếu tố khác.

Răng giả tháo lắp là gì?

Hàm giả tháo lắp có cấu tạo 2 phần gồm: răng giả được làm từ nhựa hoặc sứ và hàm giả có chất liệu nhựa Acrylic hoặc khung hợp kim. Hai bộ phận này được thiết kế thống nhất thành một khối để thay thế cho răng thật đã mất của bệnh nhân.

Răng giả tháo lắp có thể sử dụng trong trường hợp bị mất một răng, nhiều răng hoặc mất răng cả hàm.

Có nên dùng răng tháo lắp không?

Để trả lời câu hỏi có nên làm răng hàm tháo lắp hay không, bạn cần cân nhắc ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này
 Ưu điểm
Chi phí thấp.
Quy trình làm răng giả tháo lắp đơn giản, không mất nhiều thời gian.
Phù hợp với người lớn tuổi vì không yêu cầu cao về sức khỏe hay điều kiện xương hàm, đồng thời răng giả cũng thuận tiện tháo gỡ.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm, trồng răng giả tháo lắp tồn tại những hạn chế sau:
  • Khả năng ăn nhai bị hạn chế vì sức chịu lực nhai của hàm giả tháo lắp ở mức trung bình, không thể nhai mạnh. Đặc biệt, nếu nhai thức ăn không kỹ có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Do đó, bệnh nhân làm răng giả tháo lắp phải chú ý hơn trong chế độ ăn uống, hạn chế các món dai, cứng và dẻo.
  • Độ thẩm mỹ thấp vì răng giả làm bằng nhựa rất dễ nhận ra, phần nhựa mô phỏng lợi có màu sắc không tự nhiên, nhất là với một số hàm giả lắp bán phần có các móc kim loại rất kém thẩm mỹ.
  • Tuổi thọ ngắn, chỉ sau khoảng 3-5 năm thì bệnh nhân phải thay hàm tháo lắp toàn bộ.
  • Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm, từ đó tăng nguy cơ lão hóa sớm, gây hóp má làm mất thẩm mỹ toàn gương mặt.
Có thể thấy, mặc dù có chi phí thực hiện tiết kiệm, thế nhưng trồng răng giả tháo lắp có rất nhiều bất tiện. Cô/Chú/Anh/Chị nên cân nhắc và tham vấn bác sĩ liệu trường hợp bản thân có nên dùng hàm giả tháo lắp không. 

Răng giả tháo lắp loại nào tốt?

Hiện nay, có 2 loại hàm giả tháo lắp được áp dụng phổ biến:
Hàm nhựa tháo lắp
Hàm tháo lắp bằng nhựa bản chất là một hàm răng giả tháo lắp, cũng có cấu tạo gồm 2 phần là phần nền hàm và phần răng. Theo đó, phần nền hàm được làm bằng nhựa cứng hoặc nhựa dẻo (thường là nhựa Acrylic hoặc Biosoft).
Nhìn chung, hàm nhựa tháo lắp có chi phí rẻ nhất nhưng khá nặng và có độ bền kém (khoảng 1 năm), lỏng lẻo và dễ rơi vỡ khi đeo.
Hàm tháo lắp có khung kim loại
Đây là loại hàm có khung làm bằng nhựa nhưng các răng giả được gắn thêm một khung kim loại có cấu tạo từ hợp chất Ni-Cr hoặc Titanium, thường được chỉ định cho người bị mất một vài răng. Dù có ưu điểm là độ cứng chắc cao, kích thước nhỏ gọn nhưng hàm giả tháo lắp khung kim loại có thể làm răng thật bị yếu đi, hơn nữa là tính thẩm mỹ kém.

Quy trình thực hiện trồng răng tháo lắp

Quy trình làm răng giả tháo lắp gồm các bước sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn điều trị
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Nếu có bệnh lý về răng miệng thì cần được điều trị dứt điểm. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tư vấn về ưu – nhược điểm và chi phí của các loại hàm răng giả tháo lắp, từ đó giúp bệnh nhân lựa chọn phương pháp phù hợp.
Bước 2: Lấy dấu hàm
Ở bước này, bác sĩ thực hiện lấy dấu hàm, lưu lại các thông số như kích thước răng, màu răng, dấu hàm,… để chế tác hàm giả cho bệnh nhân.
Bước 3: Gắn hàm giả
Bước này cần thực hiện cẩn thận để tránh tình trạng viêm nhiễm. Vì thế, bác sĩ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, sau đó đeo hàm giả vào cho bệnh nhân. Đồng thời, bác sĩ sẽ quan sát, kiểm tra độ tương thích để đảm bảo phù hợp nhất với bệnh nhân.
Bước 4: Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc tại nhà
Sau khi hàm răng giả tháo lắp đã được gắn chắc chắn, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng và vệ sinh đúng cách tại nhà.

Lưu ý gì khi dùng hàm giả tháo lắp?

Khi dùng hàm tháo lắp, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
Cần vệ sinh răng miệng mỗi ngày ít nhất 2 lần
Nên tháo hàm ra khi đi ngủ và ngâm trong dung dịch muối loãng
Tránh để hàm giả bị va chạm mạnh dẫn đến rơi vỡ
Không nên ăn đồ quá cứng hay quá dai
Kiểm tra răng miệng định kỳ
Thực tế, hàm giả tháo lắp gây rất nhiều bất tiện cho người dùng, không thể ăn uống thoải mái và đặc biệt là không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Vì thế, có rất nhiều Cô/Chú/Anh/Chị đã đến Nha khoa Ngọc để khắc phục tình trạng tiêu xương hàm do sử dụng răng giả tháo lắp gây ra, sau đó phục hình bằng phương pháp tối ưu hơn là Cấy ghép Implant.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.